Trẻ chậm tăng cân, phải làm sao?
Nhiều bậc cha mẹ lo lắng sốt ruột khi trẻ chậm tăng cân xong ít ai biết Bé chậm tăng cân là do đâu. Việc chuẩn đoán nguyên nhân chính xác sẽ giúp cha mẹ kịp thời điều chỉnh cải thiện sự phát triển của trẻ.
Trẻ chậm tăng cân được hiểu như thế nào?
Theo chuẩn trung bình 6 tháng đầu đời, mỗi tháng trẻ tăng khoảng 600-800 gram, 6 tháng kế tiếp tăng khoảng 500-700 gram mỗi tháng. Những năm tiếp theo trung bình tăng từ 1,5kg-2kg/1 năm. Như vậy cân nặng trung bình của một bé trai khi 1 tuổi khoảng 10-11kg và bé gái từ 9,5-10,5kg. Đứa bé có cân nặng dưới mức chuẩn nêu trên hoặc tốc độ mỗi tháng thấp hơn trung bình được xem là chậm tăng cân. Nếu quá thấp dưới mức trung bình có nguy cơ bị suy dinh dưỡng.
Tiêu chuẩn cân nặng của trẻ
Nguyên nhân chậm tăng cân
Nhiều trẻ được chăm sóc dinh dưỡng tốt nhưng vẫn chậm tăng cân có thể do những nguyên nhân như kém hấp thu các chất dinh dưỡng, lý do cơ địa, hoặc mắc một số bệnh nhiễm khuẩn hô hấp, tiêu hóa, thiếu máu do sinh lý, kém hấp thu chất sắt từ chế độ dinh dưỡng hoặc có triệu chứng viêm dạ dày, trào ngược thực quản gây nôn ói sau bú. Nhiễm ký sinh trùng thường gặp ở trẻ sau 2 tuổi, khi trẻ tự chơi được, ở giai đoạn này trẻ thường móc những thứ xung quanh mình cho vào miệng hoặc mút tay. Ngoài ra cân nặng của trẻ có thể tăng hay chậm do những nguyên nhân ít gặp như tim bẩm sinh, rối loạn chuyển hóa hoặc dung nạp các chất đạm, chất béo chất đường. Cùng đi sâu vào tìm hiểu những nguyên nhân thường gặp các mẹ nhé.
Bé chậm tăng cân do khả năng hấp thụ kém ?
Chị Nguyễn Thanh Nhàn có con 18 tháng tuổi nặng 11kg, hằng ngày chị cho cháu ăn 3 bữa cháo với thành phần đa dạng thay đổi theo ngày gồm thịt, cá, tôm, lươn, tim, các loại rau củ ngoài cháo chị còn cho cháu ăn thêm các loại sữa công thức, sữa chua, váng sữa và các loại hoa quả theo mùa. Mặc dù cung cấp đầy đủ các dưỡng chất cho con nhưng nhiều tháng nay cháu không tăng cân và có vẻ đuối hơn so với các bé cùng tháng tuổi. Điều này khiến chị lo lắng về khả năng hấp thụ của trẻ. Chị mong muốn bé có thể tăng cân và tăng chiều cao hơn nữa vì những bữa ăn chị chuẩn bị đều rất công phu. Không chỉ riêng con chị Nhàn mà nhiều cháu bé khác cũng gặp tình trạng như vậy.
Bé ăn ngủ tốt nhưng vẫn chậm tăng cân
Bé chậm tăng cân do mắc một số bệnh nhiễm khuẩn
Hầu như đây là nguyên nhân mà mẹ nào cũng gặp phải, vì trẻ con rất hay gặp tình trạng ốm yếu nên sức đề kháng của trẻ rất thấp. Nếu tình trạng này kéo dài sẽ ảnh hưởng đến thể trạng và việc ăn uống của trẻ dẫn đến cân nặng không đạt đúng tiêu chuẩn.
Sức đề kháng của trẻ kém
Bé chậm tăng cân do thiếu hụt dinh dưỡng
Thiếu chất dinh dưỡng là nguyên nhân chính dẫn đến trẻ bị chậm tăng cân. Một phần do các mẹ thiếu hiểu biết cách chăm con như cho bé cai sữa sớm, cho bé ăn không đủ chất trong từng giai đoạn.Chế độ ăn uống của bé nghèo nàn, ko có đủ các chất dinh dưỡng cho bé hoạt động cả một ngày.
Bữa ăn thiếu chất dinh dưỡng
Bé chậm tăng cân do rối loạn chuyển hóa
Khả năng thứ hai gặp trong một số trường hợp do chuyển hóa đặc biệt từ từng trẻ bởi ở mỗi cơ thể trẻ quá trình tiêu hóa và hấp thu có 2 quá trình song song là đồng hóa và dị hóa. Đồng hóa là việc thu nạp năng lượng cho cơ thể để xây đắp cơ thể, còn dị hóa là quá trình tiêu đốt năng lượng mà trẻ thu được từ trong khẩu phần ăn. Ở những trẻ mà đồng hóa trội hơn dị hóa thì việc hấp thu khá là tốt. Nhưng ở một số trẻ dị hóa trội hơn, quá trình tiêu hóa năng lượng nhiều hơn cũng như chuyển hóa cơ sở của trẻ cao hơn những trẻ khác. Nhưng đa phần việc hấp thu rơi vào việc dinh dưỡng cho bé bất hợp lý.
Rối loạn chuyển hóa ở trẻ
Bé chậm tăng cân do thay đổi chế độ ăn
Một số trẻ gặp tình trạng này do việc chuyển từ bú sữa mẹ sang ăn dặm. Bé được đưa vào hệ tiêu hóa món ăn chưa phù hợp về cả lượng và chất. Cách làm quen với món ăn mới đột ngột khiến hệ tiêu hóa của bé chưa kịp thích nghi với nguồn dinh dưỡng mới. Đặc biệt, lúc này, hệ tiêu hóa của bé rất nhạy cảm, dễ bị rối loạn tiêu hóa khi khẩu phần ăn không hợp lý, dẫn đến giảm hấp thu dinh dưỡng.
Thay đổi chế độ ăn cũng là một nguyên nhân
Giải quyết việc chậm tăng cân có nên nôn nóng?
Theo các chuyên gia dinh dưỡng:“ Hiện nay việc chậm tăng cân ở trẻ cũng là vấn đề mà phụ huynh rất lo lắng khi chăm con, việc tăng cân của bé là một trong những chỉ số đánh giá hạnh phúc của cha mẹ. Ví dụ thấy con khôn lớn thì cha mẹ rất là vui mừng, tuy nhiên có những em bé nuôi cân nặng cứ ì ách nó không tăng thậm chí là còn xuống cân nữa. Thì đây là một trong những lo lắng mà các phụ huynh giãi bày với chúng tôi. Vì vậy khi gặp các mẹ cũng đừng quá lo lắng, hãy tuân thủ những nguyên tắc sau đây để tìm ra những giải pháp tốt nhất giúp các bé tăng cân đều đều, đó là mục tiêu mà chúng ta cần đạt tới.
Đưa trẻ đi khám bác sĩ
Nguyên tắc đầu tiên khi phát hiện em bé 2, 3 tháng liền không tăng cân hoặc đứng cân thì phụ huynh nên đưa em bé đi khám bác sĩ. Nên chọn các bác sĩ có kinh nghiệm chuyên về Nhi khoa hoặc dinh dưỡng sẽ giúp cho chúng ta tìm hiểu rõ những cái nguyên nhân từ đâu mà em bé chậm tăng cân. Ví dụ như nguyên nhân teo ruột, viêm ruột làm cho cái khả năng hấp thu thức ăn không đảm bảo hoặc những em bé có cơ địa yếu ăn không được nhiều thì bố mẹ phải tăng cường sức đề kháng cho bé để bé ăn uống tốt hơn.
Gặp bác sĩ để được lời khuyên
Không nên nôn nóng và áp dùng quá nhiều phương pháp khác nhau
Từ sau 1 tuổi hầu hết các bé đều có biểu hiện biếng ăn theo một cách nào đó, trẻ có thể nô đùa suốt ngày mà không biết mệt nhưng đến giờ ăn lại rất xao nhãng và thường ăn rất ít, không chịu ăn. Lo cho con không phát triển tốt bằng các bé đồng lứa nhiều cha mẹ tìm đủ mọi cách ép con ăn bằng được để bắt kịp cân nặng. Đây dường như là mục tiêu hàng đầu và là nỗi lo canh cánh của các bà mẹ khi cho rằng biếng ăn sẽ dẫn đến trẻ chậm tăng cân. Vì vậy mẹ nôn nóng muốn con nhanh tăng cân mà không ngại cho con ăn uống các thức ăn nhiều đường và tăng hàm lượng tinh bột cho trẻ. Tuy nhiên quan niệm cân nặng thể hiện toàn bộ chất lượng sự tăng trưởng cân nặng của trẻ không phải là quan niệm đúng đắn. Việc cung cấp dư thừa năng lương trong ngắn hạn có thể đem lại 1 số lợi ích hoặc giúp trẻ bắt kịp đà tăng trưởng về cân nặng. Nhưng trong thời gian dài có thể dẫn tới thừa năng lượng gây béo phì và ảnh hướng xấu đến sức khỏe của trẻ. Mẹ hãy thật bình tĩnh quan sát xem tình trạng của con mẹ nhé.
Theo dõi cân nặng của trẻ
Hiểu rõ về dinh dưỡng cho trẻ
Cần hiểu rõ việc quan trọng hơn là làm sao cung cấp hiệu quả chất dinh dưỡng hợp lý để giúp ích cho sự phát triển của trẻ lâu dài. Việc ăn uống với các bé chậm tăng cân cũng là một nghệ thuật mà các bậc phụ huynh cần chú ý. Đó là chế độ thức ăn phải phù hợp với từng độ tuổi, những loại thức ăn đó giúp các bé tiêu hóa tốt như vậy việc hấp thu sẽ dễ dàng hơn. Đối với em bé trên 1 tuổi, mẹ nên sử dụng sữa tươi thay cho sữa công thức bởi sữa tươi là một chất dinh dưỡng dễ hấp thu. Hay các bé nào đang bị bệnh thì phụ huynh phải tạo các yếu tố thuận lợi, tránh ép ăn hay nhồi nhét. Còn những em bé nào khó ăn quá thì phụ huynh cũng chú ý về thực đơn hơn, tăng số lần ăn. Ngoài ra một cách dễ dàng nhất là mẹ nên bổ sung các loại men vi sinh hay men tiêu hóa giúp cân bằng hệ đường ruột của trẻ.
Thực đơn dinh dưỡng đầy đủ
Quan tâm đến con hơn
Ngoài chế độ ăn uống các bà mẹ cũng nên quan tâm về chế độ chăm sóc và luyện tập hàng ngày của bé. Trước giờ ăn có thể cho bé vận động nhẹ nhàng để tiêu hao năng lượng, nhu động ruột tốt hơn để kích thích khả năng thèm ăn. Nên xoa bụng, xoa bằng lòng bàn tay xoa quanh bụng theo chiều kim đồng hồ quay với mức ấn nặng nhẹ khác nhau để kích thích nhu động ruột. Mỗi ngày nên ôm con trong lòng để massage cho bé từ 4-5 lần , mỗi lần khoảng 5 phút.
Xem thêm chia sẻ từ chuyên gia
Như vậy việc trẻ chậm tăng cân mẹ cũng không nên lo lắng quá, bình tĩnh tìm hiểu nguyên nhân và lựa chọn giải pháp cho con là điều mẹ nên làm. Mọi tư vấn các mẹ có thể trao đổi trực tiếp với chúng tôi hoặc tham khảo thêm tin
Nguồn: https://goo.gl/f2DEHN